Đặc điểm nổi bật của sản phẩm này

Bảo hiểm Sức khỏe

Sản phẩm

Bảo hiểm Sức Khỏe MIC CARE – Quân Đội (MIC)

Mô tả sản phẩm: Bảo hiểm sức khỏe MIC Care là giải pháp tài chính giúp chi trả các chi phí khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú, thai sản và bệnh ung thư. Áp dụng cho trẻ từ 15 ngày tuổi và người lớn đến 70 tuổi.

Thông tin bảo hiểm

Quyền lợi: 

MIC Care bảo lãnh viện phí nội ngoại trú, nha khoa, thai sản áp dụng tất cả hạng thẻ và các chương trình. Con cái mua độc lập với cha mẹ. Thời gian chờ thai sản ngắn nhất thị trường.

Theo Tổng cục thống kê, chi phí bình quân/người khám chữa bệnh có thể từ 2,5 triệu đến hàng trăm triệu đồng một năm. Bảo hiểm MIC Care sẽ chia sẻ một phần gánh nặng cùng các gia đình.

– Phí bảo hiểm: 

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT BẢO HIỂM SỨC KHỎE MIC CARE

 

STT

QUYỀN LỢI BẢO HIỂM

ĐỒNG

BẠC

VÀNG

BẠCH KIM

KIM CƯƠNG

 

Phạm vi lãnh thổ

Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam

Việt Nam

A

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM CHÍNH

I

Tử vong/thương tật vĩnh viễn do tai nạn

100,000,000

200,000,000

300,000,000

500,000,000

1,000,000,000

1

Tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

100,000,000

200,000,000

300,000,000

500,000,000

1,000,000,000

2

Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn:

Chi trả theo Bảng tỷ lệ trả tiền thương tật quy định tại quy tắc bảo hiểm Tai nạn nhóm

30,000,000

60,000,000

90,000,000

150,000,000

300,000,000

II

Chi phí y tế do tai nạn

10,000,000

20,000,000

30,000,000

50,000,000

100,000,000

III

Điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật, biến chứng thai sản (STBH/năm)

(Trong trường hợp biến chứng thai sản, sử dụng quyền lợi thai sản trước, sau đó đến quyền lợi điều trị nội trú)

35,000,000

50,000,000

100,000,000

150,000,000

200,000,000

 

1

Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, biến chứng thai sản (STBH/ngày; tối đa 60 ngày/năm) (Bao gồm cả điều trị trong ngày và điều trị cấp cứu có phát sinh chi phí giường được áp dụng như điều trị trong ngày)

Chi trả theo chi phí y tế thực tế, tối đa 1,750,000/Ngày

Chi trả theo chi phí y tế thực tế, tối đa 2,500,000/ngày

Chi trả theo chi phí y tế thực tế, tối đa 5,000,000/ngày

Chi trả theo chi phí y tế thực tế, tối đa 7,500,000/ngày

Chi trả theo chi phí y tế thực tế, tối đâ 10,000,000/ngày

2

Phẫu thuật (STBH/ năm) Bao gồm phẫu thuật nội trú, phẫu thuật trong ngày do ốm đau, bệnh tật, biến chứng thai sản

35,000,000

50,000,000

100,000,000

150,000,000

200,000,000

3

Phẫu thuật liên quan đến cấy ghép nội tạng do ốm đau, bệnh tật không bao gồm chi phí mua các bộ phận nội tạng và chi phí hiến các bộ phận nội tạng (STBH/năm)

35,000,000

50,000,000

100,000,000

150,000,000

200,000,000

4

Chi phí điều trị trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện (STBH/năm)

1,750,000

2,500,000

5,000,000

7,500,000

10,000,000

5

Chi phí điều trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày

xuất viện (STBH/năm)

1,750,000

2,500,000

5,000,000

7,500,000

10,000,000

6

Chi phí y tá chăm sóc tại nhà sau khi xuất viện,

tối đa 15 ngày/năm (STBH/năm)

1,750,000

2,500,000

5,000,000

7,500,000

10,000,000

7

Trợ cấp nằm viện, tối đa 60 ngày (STBH/ngày) Áp dụng trường hợp điều trị tại bệnh viện công, không bao gồm khoa điều trị tự nguyện, khoa quốc tế

35,000

50,000

100,000

150,000

200,000

8

Dịch vụ xe cứu thương trong lãnh thổ Việt Nam,loại trừ bằng đường hàng không (STBH/năm, VND 500,000/năm đối với taxi)

35,000,000

50,000,000

100,000,000

150,000,000

200,000,000

9

Phục hồi chức năng (STBH/năm)

3,500,000

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

10

Trợ cấp mai táng phí (STBH/năm)

2,000,000

2,000,000

2,000,000

2,000,000

2,000,000

B

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM BỔ SUNG 

I

ĐKBS 01 – Ngoại trú do ốm đau, bệnh tật (STBH/ năm)

5,000,000

7,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

1

Chi phí khám bệnh, tiền thuốc theo kê đơn của bác sỹ, chi phí cho các xét nghiệm, chụp XQ, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh trong việc điều trị bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm (STBH/lần khám, tối đa 10 lần khám/năm)

1,000,000/lần khám, 10 lần khám/năm

1,400,000/lần khám, 10 lần khám/năm

2,000,000/lần

khám, 10 lần khám/năm

3,000,000/lần

khám, 10 lần khám/năm

4,000,000/lần

khám, 10 lần khám/năm

2

Vật lý trị liệu (STBH/ngày, tối đa 30 ngày/ năm)

50,000 đồng/ngày, 30 ngày/năm

70,000 đồng/ngày, 30 ngày/năm

100,000 đồng/ngày, 30 ngày/năm

150,000 đồng/ngày, 30 ngày/năm

200,000 đồng/ngày, 30 ngày/năm

II

ĐKBS 02 – Quyền lợi nha khoa/năm

1,000,000

2,000,000

3,000,000

5,000,000

10,000,000

 

MIC chi trả chi phí điều trị nha khoa theo giới hạn STBH/lần khám

500,000/lần khám

1,000,000/lần khám

1,500,000/lần khám

2,500,000/lần khám

5,000,000/lần khám

III

ĐKBS 03 – Quyền lợi thai sản (STBH/năm)

Không

Không

10,000,000

20,000,000

30,000,000

a

Sinh thường

Không

Không

Theo chi phí thực tế, tối đa không quá số tiền bảo hiểm quyền lợi thai sản

b

Sinh mổ theo chỉ định của bác sỹ

c

Biến chứng thai sản

IV

ĐKBS 04 – Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn không do nguyên nhân tai nạn

50,000,000

100,000,000

150,000,000

250,000,000

500,000,000

 

BẢNG BIỂU PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MIC CARE

CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM

ĐỒNG

BẠC

VÀNG

BẠCH KIM

KIM CƯƠNG

A. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM CHÍNH

15 ngày tuổi – < 1 tuổi

1,794,000

2,625,600

5,108,400

7,714,800

10,690,800

Từ 1 đến 3 tuổi

1,408,800

2,077,200

4,016,400

6,078,000

8,510,400

Từ 4 đến 6 tuổi

886,000

1,320,000

2,529,000

3,840,000

5,459,000

Từ 7 đến 9 tuổi

821,000

1,228,000

2,344,000

3,564,000

5,092,000

Từ 10 đến 18 tuổi

789,000

1,182,000

2,253,000

3,427,000

4,909,000

Từ 19 đến 30 tuổi

760,000

1,140,000

2,170,000

3,303,000

4,744,000

Từ 31 đến 40 tuổi

821,000

1,228,000

2,344,000

3,564,000

5,092,000

Từ 41 đến 50 tuổi

853,000

1,274,000

2,436,000

3,701,000

5,274,000

Từ 51 đến 60 tuổi

882,000

1,315,000

2,519,000

3,825,000

5,439,000

Từ 61 đến 65 tuổi

936,000

1,392,000

2,672,000

4,054,000

5,745,000

Từ 66 đến 70 tuổi

1,052,000

1,556,000

2,999,000

4,545,000

6,398,000

B. ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM BỔ SUNG

I. ĐKBS 01 – Ngoại trú do ốm đau, bệnh tật

15 ngày tuổi – < 1 tuổi

2,780,400

3,892,800

5,559,600

8,340,000

11,119,200

Từ 1 đến 3 tuổi

2,139,600

2,995,200

4,278,000

6,416,400

8,554,800

Từ 4 đến 6 tuổi

1,269,000

1,776,000

2,537,000

3,805,000

5,074,000

Từ 7 đến 9 tuổi

1,153,000

1,615,000

2,306,000

3,459,000

4,612,000

Từ 10 đến 18 tuổi

1,101,000

1,541,000

2,201,000

3,302,000

4,402,000

Từ 19 đến 30 tuổi

1,049,000

1,468,000

2,097,000

3,145,000

4,193,000

Từ 31 đến 40 tuổi

1,153,000

1,615,000

2,306,000

3,459,000

4,612,000

Từ 41 đến 50 tuổi

1,206,000

1,688,000

2,412,000

3,617,000

4,823,000

Từ 51 đến 60 tuổi

1,258,000

1,761,000

2,516,000

3,774,000

5,032,000

Từ 61 đến 65 tuổi

1,363,000

1,908,000

2,726,000

4,088,000

5,451,000

Từ 66 đến 70 tuổi

1,885,000

2,639,000

3,770,000

5,655,000

7,540,000

II. ĐKBS 02 – Quyền lợi nha khoa

15 ngày tuổi – < 1 tuổi

306,000

610,800

916,800

1,527,600

3,054,000

Từ 1 đến 3 tuổi

306,000

610,800

916,800

1,527,600

3,054,000

Từ 4 đến 6 tuổi

308,000

616,000

924,000

1,540,000

3,080,000

Từ 7 đến 9 tuổi

280,000

560,000

840,000

1,400,000

2,800,000

Từ 10 đến 18 tuổi

268,000

535,000

802,000

1,337,000

2,673,000

Từ 19 đến 30 tuổi

255,000

509,000

764,000

1,273,000

2,545,000

Từ 31 đến 40 tuổi

280,000

560,000

840,000

1,400,000

2,800,000

Từ 41 đến 50 tuổi

293,000

586,000

879,000

1,464,000

2,927,000

Từ 51 đến 60 tuổi

306,000

611,000

917,000

1,528,000

3,055,000

Từ 61 đến 65 tuổi

331,000

662,000

993,000

1,655,000

3,309,000

Từ 66 đến 70 tuổi

364,000

728,000

1,092,000

1,820,000

3,640,000

III. ĐKBS 03 – Quyền lợi thai sản

Từ 18 đến 50 tuổi

1,640,000

3,280,000

4,920,000

IV. ĐKBS 04 – Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn không do nguyên nhân tai nạn

Từ 15 ngày tuổi đến 70 tuổi

105,000

209,000

314,000

523,000

1,045,000

Đối tượng phạm vi

Quy tắc Bảo hiểm sức khỏe toàn diện theo Quyết định số 2427/2022/QĐ-MIC ban hành ngày 30/12/2022 của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội.

Người được bảo hiểm:

Công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài công tác, học tập tại Việt Nam độ tuổi từ 15 ngày tuổi tới 65 tuổi vào ngày bắt đầu thời hạn của Hợp đồng bảo hiểm và không quá 70 tuổi đối với các trường hợp tham gia tái tục liên tục từ 65 tuổi hoặc từ trước đó, loại trừ:

+ Những người bị bệnh tâm thần; ung thư;

+ Những người bị thương tật vĩnh viễn từ 80% trở lên;

+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh hoặc thương tật.

(Trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 6 tuổi bắt buộc mua kèm với bố/mẹ hoặc bố/mẹ đã tham gia ít nhất 01 Chương trình bảo hiểm sức khỏe còn hiệu lực tại MIC. Trường hợp con dưới 6 tuổi muốn mua độc lập tăng 30% phí. Chương trình bảo hiểm của con chỉ được áp dụng mức tương đương hoặc thấp hơn Chương trình của bố/mẹ)

* Nguyên tắc tính tuổi tham gia: Là tuổi của Người được bảo hiểm vào ngày có hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm tính theo lần sinh nhật liền kề trước ngày Hợp đồng có hiệu lực.

Thời gian chờ

  • Tai nạn: 0 ngày
  • Ốm đau, bệnh tật thông thường: 30 ngày
  • Bệnh hô hấp bao gồm viêm V.A cần phải nạo, viêm xoang, vẹo vách ngăn, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, bệnh hen/ suyễn (áp dụng cho trẻ em dưới 04 tuổi): 90 ngày.
  • Sinh thường, sinh mổ: 270 ngày (Trên 270 áp dụng đồng bảo hiểm 70/30 với bệnh viện tư nhân, quốc tế, bán công (người được bảo hiểm chịu 30% số tiền bồi thường hoặc số tiền bảo hiểm tùy theo cái nào thấp hơn)).
  • Biến chứng thai sản: 90 ngày.
  • Điều trị tái tạo dây chằng, rách sụn chêm: 365 ngày.
  • Bệnh đặc biệt, bệnh có sẵn: 365 ngày.

3. Một số định nghĩa bổ sung hoặc thay thế định nghĩa trong quy tắc bảo hiểm

3.1. Bệnh đặc biệt:

  1. Bệnh hệ thần kinh: Các bệnh viêm hệ thần kinh trung ương (não), teo hệ thống ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương (bệnh Huntington, mất điều hòa (thất điều), teo có cột sống và hội chứng liên quan), rối loạn vận động ngoại tháp (Parkinson, rối loạn trương lực cơ, rối loạn vận động và ngoại tháp khác), Alzheimer, hội chứng Apalic/mất trí nhớ, động kinh, hôn mê, các bệnh bại não và hội chứng liệt khác;
  2. Bệnh hệ hô hấp: Bệnh suy hô hấp mãn tính, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi;
  3. Bệnh hệ tuần hoàn: Bệnh tim, tăng/cao huyết áp, tăng áp lực động mạch vô căn, các bệnh mạch máu não, đột quỵ và các hậu quả/di chứng của bệnh này;
  4. Bệnh hệ tiêu hóa: Viêm gan A, B, C, xơ gan, suy gan, sỏi mật;
  5. Bệnh hệ tiết niệu: Bệnh của cầu thận, ống thận, sỏi thận và niệu quản, sỏi đường tiết niệu dưới, suy thận, hội chứng thận hư;
  6. Bệnh hệ nội tiết: Rối loạn tuyến giáp, đái tháo đường và nội tiết tuyến tụy, tuyến thượng thận, rối loạn các tuyến nội tiết khác.

 

  1. Bệnh khối U: Khối U/bướu lành tính các loại, ung thư, polyp các loại;
  2. Bệnh của máu: Rối loạn đông máu, rối loạn chức năng của bạch cầu đa trung tính, bệnh liên quan mô lưới bạch huyết và hệ thống lưới mô bào, ghép tủy;
  3. Bệnh của da và mô liên kết: Bệnh Lupus ban đỏ, xơ cứng bì toàn thân, xơ cứng rải rác, xơ cứng biểu bì tiến triển/cột bên teo cơ, loạn dưỡng cơ và biến chứng của bệnh này, Pemphigus, vảy nến, mề đay dị ứng mãn (có điều trị kháng nguyên của nước ngoài);
  4. Bệnh hệ mạch: Viêm tĩnh mạch và viêm tắc/ nghẽn tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chi dưới, hội chứng ống cổ tay, mạch/hạch bạch huyết, trĩ;
  5. Bệnh hệ cơ, xương, khớp: Viêm khớp/ đa khớp mãn tính, bệnh thoái hóa cột sống, thân đốt sống, thoát vị đĩa đệm, rối loạn mật độ và cấu trúc xương, bệnh gout, các bệnh thoái hóa khớp, loãng xương;

3.2. Bệnh/ thương tật có sẵn:

Là bất kỳ một tình trạng bệnh/ thương tật có từ trước ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm mà Người được bảo hiểm:

+ Đã phải điều trị trong vòng 3 năm trước ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm, hoặc;

+ Đã được chẩn đoán, đã xảy ra hoặc đã xuất hiện các triệu chứng mà Người được bảo hiểm đã khám hoặc điều trị triệu chứng trước đó.

3.3. Bệnh di truyền:

Là bất kỳ bệnh nào xuất hiện ở những người có cùng huyết thống hay sự chuyển những bệnh lý của bố, mẹ cho con cái thông qua gen của bố, mẹ và/ hoặc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những người có cùng huyết thống. Việc xác định bệnh di truyền phải theo kết luận của bác sĩ.

3.4. Tiền phòng/giường bệnh:

MIC chi trả chi phí tiền phòng/giường bệnh theo chi phí y tế thực tế của Người được bảo hiểm và không vượt quá giới hạn phụ cho quyền lợi này tại Hợp đồng bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trường hợp Người được bảo hiểm có điều trị tại phòng bao, phòng VIP, các loại phòng tương đương khác theo quy định của cơ sở y tế hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, MIC sẽ chi trả theo giá phòng đơn tiêu chuẩn (giường đơn với bệnh viện chỉ có loại giường này) tại cơ sở y tế đó. Trong đó, phòng đơn tiêu chuẩn là phòng có 1 giường bệnh, một nhà vệ sinh có giá thấp nhất và đáp ứng tiêu chuẩn của cơ sở y tế.

3.5. Thời gian chờ:

Là thời gian mà các quyền lợi bảo hiểm có liên quan không được chi trả tính từ ngày bắt đầu hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm, bao gồm cả những trường hợp thời điểm bắt đầu điều trị phát sinh trong thời gian chờ nhưng thời điểm kết thúc của đợt điều trị này nằm ngoài thời gian chờ.

3.6. Khái niệm 1 lần khám:

Là giới hạn mọi chi phí y tế cần thiết và chi phí y tế hợp lý và hợp lệ theo chẩn đoán của Bác sỹ phát sinh khi:

  • Trường hợp Người được bảo hiểm khám một hay nhiều chuyên khoa trong một ngày tại một hay nhiều cơ sở y tế khác nhau có chẩn đoán/ kết luận bệnh được coi là một lần khám; hoặc
  • Trường hợp Người được bảo hiểm khám một hay nhiều chuyên khoa khác nhau tại cơ sở y tế, thực hiện trong một hay nhiều ngày mà có cùng một chẩn đoán/ kết luận bệnh được coi là một lần khám; hoặc
  • Trường hợp Người được bảo hiểm đã khám bệnh và có chẩn đoán/ kết luận bệnh được Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị trong nhiều ngày thì kể từ ngày khám bệnh đến ngày kết thúc điều trị được coi là một lần khám

3.7. Điều trị phục hồi chức năng:

Phục hồi chức năng không phải là phương pháp điều trị y tế nhằm mục đích làm giảm triệu chứng hoặc khỏi bệnh mà là phương pháp điều trị nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hoặc chức năng sinh lý sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh, tai nạn kể từ khi người bệnh được bác sĩ chỉ định chuyển sang điều trị tại chuyên khoa phục hồi chức năng.

3.8. Vật lý trị liệu (thay thế mục 23, chương 1- Định nghĩa):

Là phương pháp điều trị nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/ hoặc chức năng sau tổn thương hoặc do bệnh kể từ khi người bệnh được Bác sĩ chỉ định chuyển sang điều trị tại khoa phục hồi chức năng.

4. Khám bệnh không có kết luận chẩn đoán bệnh:

Tất cả các trường hợp khám bệnh có phát sinh chi phí mà không có kết luận bệnh của bác sĩ hoặc bác sỹ kết luận bình thường đều không thuộc phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên đối với trường hợp tái khám sau đợt điều trị nội trú theo chỉ định của bác sĩ sẽ được coi là một lần khám dù cho là kết quả bình thường. Các trường hợp khám có kết luận của bác sĩ chẩn đoán bệnh thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng không có thuốc điều trị vẫn được thanh toán theo quyền lợi thuộc phạm vi bảo hiểm

5. Cách tính số ngày nằm viện:

  • Hồ sơ bồi thường có bảng kê viện phí chi tiết: Tính theo đơn vị giường nằm trên bảng kê;
  • Hồ sơ bồi thường không có bảng kê chi tiết hoặc bảng kê không thể hiện đơn vị giường nằm: Viện phí được tính dựa trên thời gian ra vào viện trên Giấy ra viện. Đối với thời gian không tròn ngày được thanh toán viện phí theo tỷ lệ (bằng số giờ/24h).Nếu Giấy ra viện không có giờ ra – vào:

+ Bệnh viện công (không bao gồm khoa tự nguyện, khoa quốc tế): Số ngày nằm viện = ngày ra – ngày vào + 1;

+ Bệnh viện khác: Số ngày nằm viện = ngày ra – ngày vào;

+ Trường hợp có nghi ngờ MIC sẽ xác minh bệnh viện.

6. Trợ cấp nằm viện tại bệnh viện công (không bao gồm khoa tự nguyện, khoa quốc tế):

  • Giấy ra viện có giờ vào viện, ra viện: Số ngày được trợ cấp = (thời gian ra viện – thời gian vào viện)/24. Phần lẻ (thập phân) >=0.75 được làm tròn 01 ngày. Phần lẻ <0.75 thanh toán theo số ngày chẵn, bỏ qua phần lẻ này.
  • Giấy ra viện không có giờ ra vào viện: Số ngày nằm viện = ngày ra – ngày vào + 1 + Trường hợp có nghi ngờ MIC sẽ xác minh bệnh viện.
  1. Nha khoa:

Chỉ bồi thường các chi phí khám, điều trị răng hợp lý, hợp lệ tại các phòng khám trong hệ thống bảo lãnh của MIC và tại các bệnh viện hoạt động hợp pháp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

  1. Loại trừ bảo hiểm
  • Hành động tự tử hoặc tự gây thương tích cho bản thân của Người được bảo hiểm dù đang ở trong bất cứ trạng thái tinh thần nào bình thường hay mất trí, hành vi cố ý của Bên mua bảo hiểm, Người được bảo hiểm và/hoặc Người thụ hưởng;
  • Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm pháp luật phải thụ án hình sự và/hoặc vi phạm Luật an toàn giao thông, vi phạm quy định về an toàn lao động của cơ quan/đơn vị. Điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
  • Người được bảo hiểm sử dụng hoặc bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy hoặc các chất có cồn, các chất kích thích, các chất gây nghiện;
  • Các hành động đánh nhau của Người được bảo hiểm, trừ khi chứng minh được hành động đánh nhau đó chỉ với mục đích tự vệ;
  • Hậu quả của tai nạn xảy ra ngoài thời hạn bảo hiểm;
  • Điều trị y tế hoặc sử dụng thuốc không có đơn thuốc và sự chỉ dẫn của Bác sỹ, các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc, các phòng khám, chẩn trị đông y tư nhân;
  • Tham gia vào các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành khách trên các chuyến bay thường lệ), tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của lực lượng vũ trang;
  • Những rủi ro mang tính chất thảm họa như động đất, núi lửa, sóng thần, nhiễm phóng xạ;
  • Chiến tranh, nội chiến, đình công, khủng bố, bạo động, dân biến, phiến loạn, các hoạt động dân sự hoặc hành động của bất kỳ người cầm đầu của tổ chức nào nhằm lật đổ, đe dọa chính quyền, kiểm soát bằng vũ lực;
  • Tham gia tập luyện hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao chuyên nghiệp, bất kỳ hoạt động đua xe (hợp pháp và trái phép). Điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp Người được bảo hiểm tham gia các hoạt động thể thao điện tử và hoạt động đua điện tử;
  • Bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh nghề nghiệp, bệnh phong;
  • Những người đang điều trị thương tật hoặc bệnh tật, người bị thương tật vĩnh viễn trên 50% tại thời điểm tham gia hoặc thời điểm Hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực;
  • Các bệnh suy tủy, bạch cầu, điều trị lọc máu, chạy thận nhân tạo và hậu quả hay biến chứng của các bệnh này;
  • Liệu pháp thay thế hoóc-môn trong thời kỳ sinh trưởng hoặc tiền mãn kinh hay mãn kinh ở phụ nữ;
  • Điều trị các bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh giang mai, bệnh lậu, rối loạn chức năng sinh dục hay điều trị sinh lý, ốm đau liên quan đến các bệnh thuộc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) bao gồm các hội chứng liên quan đến AIDS và/hoặc bất cứ biến chứng hoặc biến đổi nào, hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay bất cứ hội chứng liên quan đến AIDS hoặc các bệnh liên quan đến AIDS khác;
  • Điều trị và/hoặc phẫu thuật cho các dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền, bệnh dị dạng về gen và mọi biến chứng, hậu quả liên quan đến những bệnh này, những chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm, bệnh tim bẩm sinh, bệnh Down, hở môi, hở hàm ếch, tích nước trong não, hẹp hậu môn, hẹp bao quy đầu, vẹo vách ngăn bẩm sinh và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ (nội trú hay ngoại trú), kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư kết quả bình thường, giám định y khoa hoặc tư vấn y tế không liên quan đến điều trị ốm đau hoặc thương tật, bao gồm cả kiểm tra phụ khoa/nam khoa; xét nghiệm định kỳ, khám định kỳ cho trẻ mới sinh, tất cả các hình thức tiêm chủng, vắc-xin và thuốc phòng ngừa (trừ trường hợp tiêm vắc-xin sau khi bị tai nạn hay súc vật, côn trùng cắn);
  • Kiểm tra thị lực, thính lực, thị giác, thính giác thông thường; điều trị đục thủy tinh thể; điều trị lão hóa, thoái hóa, suy giảm thính/thị lực do suy biến tự nhiên (không phải vì lý do bệnh lý), bao gồm như các tật khúc xạ và bất kỳ phẫu thuật để phục hồi hiệu chỉnh nào đối với các khuyết tật thoái hóa thính giác và thị giác và/hoặc các danh mục khác được liệt kê trong Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm;
  • Bệnh khô mắt, mỏi mắt điều tiết được bảo hiểm với giới hạn 5% số tiền bảo hiểm cho một lần khám ngoại trú và không vượt quá giới hạn phụ cho quyền lợi điều trị ngoại trú;
  • Sinh con (bao gồm cả các trường hợp phải sinh con là hậu quả của biến chứng thai sản), trừ trường hợp có tham gia theo Quyền lợi thai sản quy định tại khoản 5 Điều 6 hoặc Quyền lợi tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn không do tai nạn quy định tại khoản 7 Điều 6 của Quy tắc bảo hiểm;
  • Các chi phí điều trị liên quan đến răng bao gồm cả điều trị nội trú và ngoại trú trừ trường hợp có tham gia Quyền lợi nha khoa quy định tại khoản 6 Điều 6 của Quy tắc bảo hiểm;
  • Điều trị y tế hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của Người được bảo hiểm mà không phải điều trị theo cách thông thường;
  • Khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh không có kết luận chẩn đoán bệnh hoặc kết luận chẩn đoán là bình thường. Điểm loại trừ này không áp dụng đối với Quyền lợi điều trị sau khi xuất viện,
  • Các hình thức thẩm mỹ, phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình;
  • Các điều trị tăng sắc tố (nám da), điều trị mụn trứng cá, điều trị chứng rụng tóc bị loại trừ riêng đối với điều kiện ngoại trú. Trường hợp Người được bảo hiểm bị những bệnh này phải điều trị nội trú thì vẫn được giải quyết theo Quyền lợi điều trị nội trú do ốm đau, bệnh tật;
  • Các chi phí liên quan đến phẫu thuật, điều trị bệnh/thương tật bằng phương pháp cấy tế bào gốc bao gồm chi phí chiết xuất, xử lý, cấy tế bào gốc, điều trị duy trì sau khi cấy tế bào và hậu quả của phương pháp điều trị này và/hoặc các danh mục khác được liệt kê trong Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm;
  • Các chất bổ sung hoặc thay thế phục vụ cho việc ăn kiêng có sẵn trong tự nhiên và có thể được mua mà không cần chỉ định như các loại vitamin, thuốc bổ, khoáng chất và các chất hữu cơ thực phẩm chức năng, thuốc tăng cường miễn dịch cơ thể, các loại chế phẩm y tế;
  • Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của phá thai do nguyên nhân tâm lý hay xã hội, điều trị vô sinh nam/nữ, thụ tinh nhân tạo, điều trị bất lực/liệt dương, hoặc thay đổi giới tính và bất kỳ hậu quả hay biến chứng nào từ những điều trị trên;
  • Điều trị kiểm soát trọng lượng cơ thể (tăng hoặc giảm cân) suy dinh dưỡng, còi xương, béo phì;
  • Điều trị bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, bệnh tâm thần/loạn thần kinh hoặc bệnh chậm phát triển, bệnh rối loạn thiếu tập trung, bệnh tự kỉ. Điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ ngáy không rõ nguyên nhân, suy nhược và hội chứng căng thẳng (stress) hoặc các bệnh có liên quan từ hội chứng đó;
  • Điều trị tại cơ sở y tế không đúng theo định nghĩa và bao gồm cả việc chỉ định của Bác sỹ tại cơ sở y tế này này đối với mua thuốc hay xét nghiệm, điều trị tại cơ sở y tế, bệnh viện, nhà thuốc hợp pháp khác;
  • Khám và điều trị không theo quy trình, phác đồ của cơ sở y tế, bệnh viện, hoặc Bộ y tế;
  • Bệnh/thương tật có sẵn như định nghĩa trong Quy tắc này chỉ được bảo hiểm từ năm thứ hai tham gia liên tục;
  • Bệnh đặc biệt như định nghĩa trong Quy tắc này chỉ được bảo hiểm từ năm thứ hai tham gia liên tục;
  • Đối tượng không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm;
  • Việc điều trị thử nghiệm, điều trị không được khoa học công nhận và các dịch vụ điều trị miễn phí tại bất kỳ bệnh viện nào.
  • Mất tích (trừ trường hợp mất tích do tai nạn), chết không rõ nguyên nhân.

    Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm

STT

CHỨNG TỪ

YÊU CẦU

1. HỒ SƠ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

1.1

Giấy yêu cầu bồi thường (Claim form)

 

Các thông tin cá nhân như: Ghi đầy đủ họ và tên của người được bảo hiểm, Ngày – tháng – năm sinh, Mã số thẻ bảo hiểm (bao gồm cả phần sau “/” nếu có).

Các thông tin liên lạc: số điện thoại (di động), email, số tài khoản, tên công ty người được bảo hiểm đang làm việc…

Chữ ký ghi rõ họ và tên của người được bảo hiểm hoặc của bố (mẹ) nếu người được bảo hiểm dưới 18 tuổi.

1.2

Chứng từ y tế

a

Đơn thuốc theo mẫu hoặc Sổ khám bệnh phải có đủ các thông tin sau:

1. Tên bệnh viện/phòng khám: được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu (dấu vuông hoặc dấu tròn) đóng trên Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh;

2. Ngày khám, chữa bệnh;

3. Họ và tên người bệnh;

4. Tuổi hoặc ngày tháng năm sinh người bệnh;

5. Chẩn đoán bệnh hoặc kết luận của bác sĩ;

6. Bác sĩ khám bệnh: Ký ghi rõ họ và tên;

7. Đóng dấu của cơ sở y tế (phải có).

Lưu ý:

1. Theo quy định của Bộ Y tế, nếu bác sỹ sửa đơn thuốc phải ký, ghi rõ họ và tên, lý do thay đổi đơn thuốc, ngày bên cạnh chỗ sửa.

2. Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thuốc bổ không trực tiếp phục vụ việc điều trị bệnh nằm ngoài phạm vi bồi thường.

b

Cận lâm sàng: là các các xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang, nội soi …) cần có đủ thông tin sau:

  1. Tên bệnh viện/phòng khám được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu;
  2. Ngày khám, chữa bệnh;
  3. Tuổi/ngày-tháng-năm sinh, Họ và tên của người được bảo hiểm;
  4. Phải có chỉ định và kết quả cận lâm sàng kèm theo.

c

Trường hợp điều trị vật lý trị liệu, châm cứu, xông họng, rửa xoang… cần cung cấp các thông tin sau:

  1. Chỉ định điều trị của bác sĩ phải được thể hiện trên sổ khám bệnh/đơn thuốc/phiếu theo dõi/phiếu điều trị vật lý-PHCN;
  2. Cần ghi rõ: ngày bắt đầu, kết thúc, số lần điều trị.

1.3

Chứng từ tài chính (yêu cầu hóa đơn tài chính cho chi phí trên VND 200,000)

a

Biên lai thu tiền khám bệnh/viện phí /Hóa đơn GTGT thu phí các dịch vụ y tế cần có các thông tin sau:

  1. Thông tin bệnh viện/phòng khám;
  2. Ghi đúng họ và tên, địa chỉ người bệnh;
  3. Số tiền cụ thể từng loại dịch vụ (nếu hóa đơn ghi gộp phải có bảng kê chi tiết đính kèm);
  4. Chữ ký người thu tiền và người đóng tiền;
  5. Đóng dấu của đơn vị cấp hóa đơn;

b

Hóa đơn mua thuốc phải có các thông tin sau:

  1. Con dấu nhà thuốc (ghi tên & địa chỉ nhà thuốc, điện thoại);
  2. Ghi đúng họ và tên, địa chỉ người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm;
  3. Liệt kê các loại thuốc & tiền thuốc theo đơn thuốc: ghi đúng số lượng thuốc, tên thuốc theo chỉ định bác sĩ, ghi rõ đơn giá, đơn vị tính, % thuế và thành tiền;
  4. Chữ ký người bán, người mua (ngoại trừ có dấu bán qua điện thoại, email…).

Lưu ý:

  1. Ngày mua thuốc có giá trị 05 ngày kể từ ngày kê đơn, hóa đơn có thể ghi sau những ngày này nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày được kê đơn thuốc. Nếu ngày ghi hóa đơn không thuộc giá trị 05 ngày phải nộp kèm hóa đơn bán lẻ/ phiếu thu tạm thời có thể hiện ngày mua thuốc thực tế để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ.
  2. Cấm người hành nghề y bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sĩ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền đã được đăng ký.
  3. Không chấp nhận mọi hình thức tách nhiều hóa đơn bán lẻ cho

một đơn thuốc.

2. HỒ SƠ ĐIỀU TRỊ RĂNG

2.1

Giấy yêu  cầu

bồi thường

 

Tham khảo phần 1.1

2.2

Chứng từ y tế

a

Sổ khám/phiếu khám/phiếu điều trị răng với các thông tin sau:

  1. Tên bệnh viện/phòng nha (được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu ‐ dấu vuông hoặc dấu tròn đóng trên sổ khám bệnh/phiếu khám);
  2. Ngày khám, chữa răng;
  3. Ghi đúng họ và tên, tuổi/ngày tháng năm sinh người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm;
  4. Chẩn đoán bệnh lý răng cần điều trị, Kết quả XQ/Panorama hoặc các kết quả xét nghiệm khác phục vụ cho mục đích điều trị răng (răng sâu, răng viêm tủy…)
  5. Chi tiết quá trình điều trị răng (lịch trình điều trị tủy răng, chất liệu trám được sử dụng trong trường hợp trám răng, phương pháp điều trị…) (ví dụ: nhổ răng sâu số 8, hàn răng sâu số 12 bằng amalgam );
  6. Trường hợp nhổ răng cần có film chụp X-Q;
  7. Bác sỹ nha khoa ký, ghi rõ họ và tên;
  8. Đóng dấu của cơ sở y tế/nha khoa.

b

Đơn thuốc sau điều trị răng ( nếu có) ‐ tham khảo hướng dẫn

1.2.b

2.3

Chứng từ tài chính (yêu cầu hóa đơn tài chính cho chi  phí trên

VND 200,000)

a

Hóa đơn điều trị ghi rõ khoản mục điều trị… + Bảng kê chi tiết

nếu hóa đơn ghi gộp các loại chi phí.

b

Hóa đơn tiền thuốc ‐ tham khảo hướng dẫn 1.3.b

3. HỒ SƠ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ, THAI SẢN

3.1

Giấy yêu cầu

bồi thường

 

Tham khảo phần 2.1

3.2

Chứng từ y tế

a

Các cận lâm sàng (xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh (chụp, chiếu, siêu âm…)) thực hiện theo yêu cầu của bác sỹ trước khi nhập viện

(Lưu ý thời gian quy định với các chỉ định trên: thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện hoặc tùy theo quy định từng hợp đồng)

Các kết quả cận lâm sàng chỉ cần cung cấp trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định của bác sỹ, các chi phí đó thuộc phạm vi bảo hiểm. Chứng từ phải ghi rõ thông tin sau:

  1. Tên bệnh viện/phòng khám được in sẵn hoặc thể hiện qua con dấu bệnh viện (dấu vuông hoặc dấu tròn)
  2. Ghi đúng họ và tên, tuổi/ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm.
  3. Ngày khám bệnh, chỉ định và họ tên bác sĩ chỉ định.
  4. Ngày trả kết quả các cận lâm sàng, họ và tên bác sĩ làm cận lâm sàng.

b

Các chứng từ liên quan đến thời gian Nằm viện

Lưu ý: Trường hợp lưu viện trong ngày tại phòng khám/bệnh viện chỉ để làm các thủ thuật chẩn đoán như nội soi, holter…được thanh toán theo quyền lợi ngoại trú.

 

* Giấy ra viện trường hợp Nằm viện/Sinh đẻ với các thông tin sau:

  1. Tên bệnh viện;
  2. Ghi đúng họ và tên, tuổi/ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm;
  3. Thời gian, ngày nhập/ra viện (từ giờ…ngày…. đến giờ…ngày….);
  4. Chẩn đoán bệnh hay kết luận bệnh của bác sỹ (đề nghị bác sỹ ghi rõ tên bệnh, vì triệu chứng chưa thể hiện bệnh lý);
  5. Phương pháp điều trị của bác sĩ;
  6. Ký tên & ghi rõ họ tên của bác sĩ điều trị, trưởng khoa, giám đốc bệnh viện;
  7. Đóng dấu bệnh viện.

Lưu ý quan trọng: Trên giấy ra viện phải có ghi chẩn đoán bệnh (nếu bác sĩ chỉ ghi tình trạng sức khỏe trước thời điểm xuất viện, bệnh nhân lưu ý đề nghị bệnh viện ghi bổ sung ngay thông tin về bệnh/tai nạn được điều trị để tránh việc phải quay lại bệnh viện yêu cầu bổ sung)

 

* Giấy chứng nhận phẫu thuật (trong trường hợp phẫu thuật/ sinh mổ) với các thông tin sau:

  1. Thông tin bệnh viện
  2. Ghi đúng họ và tên, tuổi/ngày tháng năm sinh của người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm.
  3. Phương pháp phẫu thuật và điều trị
  4. Ký tên và ghi rõ họ tên của bác sĩ điều trị, trưởng khoa, giám đốc bệnh viện.
  5. Đóng dấu bệnh viện.

* Giấy chuyển viện thể hiện rõ tình trạng bệnh lý và lý do chuyển viện (nếu chuyển viện)

c

Các giấy tờ liên quan đến Điều trị sau xuất viện

(Lưu ý: Việc điều trị phải được thực hiện trong vòng 30 ngày ngay sau xuất viện, hoặc tùy theo quy định từng hợp đồng)

  • Đơn thuốc điều trị sau khi xuất viện (nếu có) ‐ tham khảo hướng dẫn 1.2.b;
  • Tái khám ngay sau xuất viện và Hóa đơn cho chi phí tái khám, cận lâm sàng, đơn thuốc ‐ tham khảo hướng dẫn phần Điều trị ngoại trú.

Chỉ định tái khám này phải được bác sĩ ghi trên Giấy ra viện/Đơn thuốc sau xuất viện

3.3

Chứng từ tài chính (yêu cầu hóa đơn tài chính cho chi  phí trên

VND 200,000)

a

Biên lai thu tiền viện phí/Hóa đơn GTGT dịch vụ y tế trước khi xuất viện + Bảng kê chi tiết cho hóa đơn ‐ tham khảo hướng dẫn 1.3.b

b

Hóa đơn cho các chi phí điều trị trong thời gian nằm viện… + Bảng kê chi tiết viện phí – tham khảo hướng dẫn 1.3.b

c

Hóa đơn tiền thuốc sau khi xuất viện ‐ tham khảo hướng dẫn 1.3.b

4. CHỨNG TỪ BỔ SUNG – TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ TAI NẠN

4.1

Bản tường trình tai nạn

a

Trường hợp Tai nạn sinh hoạt: Bản tường trình tai nạn có chữ ký của người bị nạn.

b

Trường hợp Tai nạn lao động:

  • Bản tường trình tai nạn có xác nhận của Công ty
  • Trong trường hợp tai nạn lao động nghiêm trọng phải có Biên bản kết luận nguyên nhân tai nạn lao động và bản công bố nguyên nhân tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền cấp.

c

Trường hợp Tai nạn giao thông

  • Bản tường trình tai nạn có xác nhận có chữ ký của người bị nạn. Trong trường hợp Tai nạn giao thông nghiêm trọng (ví dụ: tai nạn gây thương tật nghiêm trọng hay gây chết người hay liên quan đến bên thứ 3…) cần cung cấp: Biên bản kết luận của công an hoặc chính quyền địa phương.
  • Bản copy giấy phép lái xe, giấy tờ xe và biên bản kết luận nồng độ cồn trong máu trong trường hợp NĐBH bị tai nạn khi đang lái xe.

(Lưu ý: Trường hợp người được bảo hiểm không phải là người điều khiển phương tiện giao thông khi bị tai nạn, cần ghi rõ trong bản tường trình tai nạn).

Lưu ý:

  1. Lưu ý về con dấu trên chứng từ

✓ Việc đóng dấu trên các chứng từ y tế là yêu cầu bắt buộc; Không có chứng từ y tế: Công ty bảo hiểm không có cơ sở để bồi thường cho khách hàng;

✓ Cơ sở y tế không chủ động đóng dấu trên chứng từ y tế, Người được bảo hiểm phải lưu ý chủ động hỏi/địa điểm để hoàn thiện việc đóng dấu lên các chứng từ y tế của mình ngay trong ngày khám, chữa bệnh.

  1. Lưu ý về việc thu thập hóa đơn

✓ Chi phí điều trị:

  • Chi phí đến 200.000VND: Phiếu thu hoặc biên lai thu tiền có dấu của cơ sở y tế;
  • Chi phí trên 200.000VND: yêu cầu có Hóa đơn GTGT đối với các bệnh viện/phòng khám tư; yêu cầu Biên lai thu tiền lệ phí, viện phí theo mẫu của Tổng cục thuế đối với Bệnh viện/cơ sở y tế công lập.

 

✓ Chi phí thuốc điều trị:

  • Chi phí đến 200.000VND: Hóa đơn bán lẻ có dấu của nhà thuốc;
  • Chi phí trên 200.000VND: Hóa đơn GTGT của nhà thuốc.

✓ Thông tin trên hóa đơn:

  • Ghi đúng, đủ tên người bệnh đồng thời là người được bảo hiểm;
  • Địa chỉ của người khám bệnh hoặc địa chỉ công ty.

(Khách hàng không phải cung cấp tên, địa chỉ và mã số thuế của công ty trên hóa đơn)

Yêu cầu về hóa đơn tài chính với chi phí trên 200.000VND là yêu cầu bắt buộc của Nhà nước; trong trường hợp khách hàng không lấy được hóa đơn tài chính thì Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường tối đa là 200.000VND cho hóa đơn thường (hóa đơn bán lẻ).

Tại các cơ sở y tế, hóa đơn thường được cấp tại phòng Tài chính – kế toán, do đó Khách hàng vui lòng hỏi nơi lấy hóa đơn tài chính khi thanh toán tiền.

  1. Lưu ý về chứng từ tài chính

✓ Các chứng từ tài chính yêu cầu phải là bản gốc.

✓ Trường hợp cơ sở y tế cung cấp Hóa đơn GTGT là Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, Khách hàng cung cấp Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử là bản gốc, các chứng từ y tế là bản gốc/bản sao.

✓ Trường hợp cơ sở y tế không cung cấp Hóa đơn GTGT là Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử, Khách hàng cung cấp các chứng từ y tế là bản gốc.

(4 Lưu ý về hướng dẫn thu thập chứng từ

Trong trường hợp hồ sơ phức tạp MIC sẽ yêu cầu bổ sung các chứng từ khác để làm rõ hồ sơ, thuận lợi cho việc xem xét bồi thường các chi phí phát sinh.

(5) Trong trường hợp tử vong 🡪 vui lòng liên hệ với MIC để được hướng dẫn chi tiết.

  1. Biểu mẫu bồi thường:

✓ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm;

✓ Biên bản tai nạn;